Hai thầy giáo 9X viết đơn xin ra Trường Sa dạy học
22:30 07/10/2016 1871
Nhịp sống trẻ Hai thầy giáo trẻ cùng sinh năm 1990, học chung một trường đã cùng viết đơn tình nguyện ra huyện đảo Trường Sa dạy học. Đó là thầy Nguyễn Ngọc Hạ (Trường Tiểu học Sinh Tồn) và thầy giáo Lê Xuân Quyết (Trường Tiểu học Song Tử Tây).
Thầy giáo tiểu học dạy trò mầm non!
Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, được về dạy tại Trường Tiểu học Vạn Thọ 2 (Vạn Ninh, Khánh Hòa), nhưng được 1 năm thì thầy Quyết tình nguyện viết đơn xin ra đảo dạy học chỉ với một lý do: Trước đây, khi còn là sinh viên, được xem trên tivi, tôi thấy hình ảnh cô Bùi Thị Nhung tuy còn trẻ mà nhất định xin ra đảo dạy. Hình ảnh cô giáo trẻ nỗ lực từng ngày dạy học trò ê a đọc chữ trên đảo khiến tôi rất cảm phục. Tôi đã nuôi ước mơ được ra đảo dạy học từ đó.
Khi thầy Hiệu trưởng của trường đọc thông báo của Phòng GD&ĐT Vạn Ninh về việc giáo viên ngoài đảo Trường Sa còn thiếu, thầy Quyết đã viết đơn để xin được đi dạy.
Không hề thông báo cho gia đình biết, thầy Quyết âm thầm làm các thủ tục. Đến khi Phòng GD&ĐT đã xét tuyển, phỏng vấn và có quyết định cử đi, mẹ thầy Quyết khóc ròng: Người ta xin về đất liền chứ ai lại xin ra đảo? Công việc đang ổn định, con ở nhà để mẹ con gần nhau. Còn trẻ thế này, ra đảo, con biết làm sao để sống?
Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, được về dạy tại Trường Tiểu học Vạn Thọ 2 (Vạn Ninh, Khánh Hòa), nhưng được 1 năm thì thầy Quyết tình nguyện viết đơn xin ra đảo dạy học chỉ với một lý do: Trước đây, khi còn là sinh viên, được xem trên tivi, tôi thấy hình ảnh cô Bùi Thị Nhung tuy còn trẻ mà nhất định xin ra đảo dạy. Hình ảnh cô giáo trẻ nỗ lực từng ngày dạy học trò ê a đọc chữ trên đảo khiến tôi rất cảm phục. Tôi đã nuôi ước mơ được ra đảo dạy học từ đó.
Khi thầy Hiệu trưởng của trường đọc thông báo của Phòng GD&ĐT Vạn Ninh về việc giáo viên ngoài đảo Trường Sa còn thiếu, thầy Quyết đã viết đơn để xin được đi dạy.
Không hề thông báo cho gia đình biết, thầy Quyết âm thầm làm các thủ tục. Đến khi Phòng GD&ĐT đã xét tuyển, phỏng vấn và có quyết định cử đi, mẹ thầy Quyết khóc ròng: Người ta xin về đất liền chứ ai lại xin ra đảo? Công việc đang ổn định, con ở nhà để mẹ con gần nhau. Còn trẻ thế này, ra đảo, con biết làm sao để sống?
Thầy Lê Xuân Quyết cùng học trò đảo Song Tử Tây |
Để thuyết phục mẹ, thầy Quyết còn nhờ tới sự trợ giúp của nhiều người thân và động viên mẹ hàng năm sẽ về nghỉ phép một lần. Cho đến nay, thầy Quyết đã gắn bó với học trò trên đảo cũng gần 4 năm.
Nhớ lại ngày mới ra đảo, thầy giáo trẻ không khỏi lo lắng: Dù đã biết trước sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng không nghĩ tới việc học sinh không biết đến đèn giao thông như thế nào, chiếc ô tô đi lại ra sao và thậm chí đến xe máy cũng không hề có. Phương tiện duy nhất của các em là xe đạp được tặng từ các đoàn công tác ở đất liền ra.
Trường Tiểu học Song Tử Tây chỉ có bốn, hay năm học sinh một năm, cả trường chỉ có hai thầy giáo dạy cả mầm non và tiểu học. Và khó khăn lớn nhất của thầy Quyết là dạy lớp ghép trong khi chưa hề có khái niệm về việc này.
Phòng học tạm có 2 bảng đen quay về hai hướng, thậm chí có những năm còn phải kê thêm 1 bảng đen nữa vì là 3 lớp ghép.
Vậy là buổi đầu đứng lớp thầy loay hoay dạy hết học sinh lớp 1 lại quay sang lớp 4, thầy còn dạy cả trò mầm non 2,3 tuổi. Có em vừa đến lớp học đã khóc ngằn ngặt đòi về nhà. Khi ấy thầy giáo Quyết lại đóng vai là bạn của các em, cùng chơi trò chơi, kể chuyện và tự mình đóng vai các nhân vật để các trò thêm yêu trường lớp, yêu thầy giáo.
Do cách biệt về địa lý nên việc tìm hiểu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp rất hạn chế, các thầy phải cố gắng từng ngày, sáng tạo và linh hoạt đối với từng đối tượng học sinh.
Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng vì tình yêu với trò, thầy giáo trẻ lại cố gắng học hỏi thêm. Thầy Quyết nói: Thương nhất là học trò ngoài đảo không được va chạm với cuộc sống nhộn nhịp nhưng các em đoàn kết lắm, tình cảm dành cho nhau như chính người dân nơi đây dành cho các thầy cô giáo.
Nhìn học trò nhận quà từ đất liền gửi ra và nâng niu như báu vật dù đó chỉ là hộp bút màu cũng không nỡ dùng vì sợ hết, tôi xót xa ít mà thấy hạnh phúc nhiều hơn, bởi tôi được đồng hành cũng các em, được đóng góp sức mình cho xã đảo thân yêu này.
Làm quen với phép tính qua vỏ ốc, vỏ sò!
Khác với thầy Quyết khi tự nguyện ra đảo, thầy giáo Nguyễn Ngọc Hạ phải suy nghĩ nhiều lắm khi cô bạn gái nói rằng: Anh mà ra đảo là em đi lấy chồng đó!
Thế nhưng, cảm nhận được sự thiệt thòi của các em nhỏ bởi trường học ở các xã đảo còn thiếu giáo viên, ai cũng chọn ở trong đất liền thì học trò biết làm sao? Thế rồi, khi động viên người yêu nguôi ngoai cũng là ngày thầy Hạ xách balo lên và đi đến chân trời mới. Dù chân trời ấy còn khó khăn, gian khổ, và cả xã mong chờ từng chuyến hàng chở ra chỉ vài tháng mới có một lần, ấy vậy mà tâm trạng vẫn háo hức lạ kỳ.
Thầy giáo trẻ Nguyễn Ngọc Hạ |
Cho đến nay cũng gần 4 năm gắn bó với Trường Tiểu học Sinh Tồn (huyện đảo Trường Sa). Trường không có ban giám hiệu, và thầy hiệu trưởng chính là Đại trưởng của Đại đội, nơi các anh bộ đội đang đóng quân. Nếu học trò trong đất liền học Toán bằng que tính thì trò ngoài đảo làm quen những con số qua vỏ sò, vỏ ốc do chính thầy Hạ tìm nhặt về.
Thời tiết khắc nghiệt lúc thì nắng rát, lúc lại lạnh buốt thấu xương, nhưng người dân nơi đây vẫn vươn mình bám biển. Có lẽ từ những gian khó, họ lại thêm ấm tình người. Có con cá, mớ rau, cha mẹ học sinh lại đem biếu các thầy giáo; nhận được món quà từ đất liền gửi ra, dân trên đảo lại cùng sẻ chia chứ không cất làm của riêng.
Những lá thư người yêu gửi từ đất liền ra đảo và những tình cảm theo con sóng về với đất liền cứ thế cho nhau. Nhớ nhung là thế nhưng thầy Hạ vẫn thủ thỉ: Nếu được ở ngoài đảo, tôi cũng sẽ ở lại đây và coi đó là quê hương thứ hai của mình, bà con là người thân và học trò như những đứa con.
Năm nào, hai thầy giáo trẻ cũng được tặng bằng khen của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Hơn nữa, trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm nay, thầy Hạ và thầy Quyết là một trong số những thầy cô giáo trẻ nhất được tuyên dương.
Thế nhưng, hai thầy đều băn khoăn: Chương trình tuyên dương có trùng với ngày nghỉ không, vì tôi còn ra đảo dạy học trò, trường chỉ có hai thầy thôi, một người nghỉ thì người ở lại vất vả lắm!
Thầy giáo trẻ Nguyễn Ngọc Hạ và Lê Xuân Quyết cùng học trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang. Hai thầy giáo trẻ dù đã có công việc ổn định trong đất liền nhưng vẫn tình nguyện viết đơn xin ra đảo dạy học.
Họ là hai trong ba thầy cô giáo trẻ nhất được tuyên dương trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô. Chương trình do Bộ GD&ĐT, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Tập đoàn Thiên Long tổ chức. Ban tổ chức cũng đã trực tiếp đến thăm hỏi một số thầy cô giáo ngoài đảo và tặng những phần quà của Thiên Long cho học sinh một số huyện đảo. |