Cô sinh viên nghèo và suất học bổng tiến sĩ Toán
20:36 02/10/2013 1884
Công tác giáo dục Sau 3 năm hoàn thành chương trình thạc sĩ tại Trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Belarus với số điểm đứng đầu khóa học, cô sinh viên nghèo Lê Thị Thiên Thủy (23 tuổi, quê xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) đã giành được học bổng du học tiến sĩ toàn phần tại Cộng hòa Ý.
Lê Thị Thiên Thủy trước ngày đi du học. |
Trở về quê sau ba năm với tấm bằng thạc sĩ Toán học, cô sinh viên nghèo Lê Thị Thiên Thủy (23 tuổi, quê xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) suy nghĩ rất nhiều về việc kiếm việc làm hay đi học tiếp. Hiểu nỗi lòng con, ông Giáo động viên: “Nếu có điều kiện con cứ thực hiện ước mơ của mình. Ba mẹ bây giờ cũng đã đỡ vất vả hơn trước…”.
Sau 3 năm hoàn thành chương trình thạc sĩ tại Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus với số điểm đứng đầu khóa học, Thiên Thủy đã giành được học bổng du học tiến sĩ toàn phần, ngành Toán học ứng dụng tại Trường Đại học Padova danh tiếng của Cộng hòa Ý (Repubblica Italia).
Chỉ còn ít ngày nữa là Thủy lên đường sang Italia. Ngôi nhà nhỏ của vợ chồng ông Lê Văn Giáo và bà Ngô Thị Hài (đều 61 tuổi, xã Triệu Long) rộn rã tiếng cười. Vợ chồng họ vui vì không chỉ gặp lại con sau 3 năm học ở đất nước Belarus xa xôi, mà còn tự hào vì Thủy đã xuất sắc giành được học bổng trên.
Thủy là con thứ 4 trong gia đình có 5 anh em, sớm phải theo ba mẹ lo việc đồng áng. “Năm 2007, Thủy thi đỗ vào 2 trường đại học (thủ khoa Toán Trường Đại học Sư phạm Huế và á khoa Trường Đại học Y Huế), gia đình muốn cháu theo nghề y, nhưng khoản học phí vô trường lớn quá nên đành khuyên cháu học sư phạm. Cũng may, cháu được chọn vô diện du học, hai vợ chồng tui đỡ vất vả phần nào” - bà Hài cho biết thêm...
Sau 2 năm hoàn thành chương trình tại Đại học Sư phạm Huế, năm 2009, Thủy bắt đầu hành trình đến Belarus để tiếp tục chặng đường 3 năm cho chương trình thạc sĩ Toán học. “Lúc học ở Belarus, 3 năm liền em không được về nhà vì trong suất học bổng không có khoản phí tiền máy bay về nghỉ Tết. Nhiều lúc em nhớ nhà lắm. Những lúc đó, em lại lao đầu vào học để vượt qua” - Thủy tâm sự.
Trở về quê sau ba năm với tấm bằng thạc sĩ Toán học, Thủy suy nghĩ rất nhiều về việc kiếm việc làm hay đi học tiếp. Hiểu nỗi lòng con, ông Giáo động viên: “Nếu có điều kiện con cứ thực hiện ước mơ của mình. Ba mẹ bây giờ cũng đã đỡ vất vả hơn trước, anh chị đã ra trường có việc làm ổn định, ba mẹ chỉ còn lo cho em út học đại học nữa thôi”. Thủy rớm nước mắt nghe ba tâm tư. Em xác định, chỉ có cách học tiếp mới thực hiện hoài bão của mình, dù trước mắt sẽ phải chịu nhiều gian khó...
Tweet
Sau 3 năm hoàn thành chương trình thạc sĩ tại Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus với số điểm đứng đầu khóa học, Thiên Thủy đã giành được học bổng du học tiến sĩ toàn phần, ngành Toán học ứng dụng tại Trường Đại học Padova danh tiếng của Cộng hòa Ý (Repubblica Italia).
Chỉ còn ít ngày nữa là Thủy lên đường sang Italia. Ngôi nhà nhỏ của vợ chồng ông Lê Văn Giáo và bà Ngô Thị Hài (đều 61 tuổi, xã Triệu Long) rộn rã tiếng cười. Vợ chồng họ vui vì không chỉ gặp lại con sau 3 năm học ở đất nước Belarus xa xôi, mà còn tự hào vì Thủy đã xuất sắc giành được học bổng trên.
Thủy là con thứ 4 trong gia đình có 5 anh em, sớm phải theo ba mẹ lo việc đồng áng. “Năm 2007, Thủy thi đỗ vào 2 trường đại học (thủ khoa Toán Trường Đại học Sư phạm Huế và á khoa Trường Đại học Y Huế), gia đình muốn cháu theo nghề y, nhưng khoản học phí vô trường lớn quá nên đành khuyên cháu học sư phạm. Cũng may, cháu được chọn vô diện du học, hai vợ chồng tui đỡ vất vả phần nào” - bà Hài cho biết thêm...
Sau 2 năm hoàn thành chương trình tại Đại học Sư phạm Huế, năm 2009, Thủy bắt đầu hành trình đến Belarus để tiếp tục chặng đường 3 năm cho chương trình thạc sĩ Toán học. “Lúc học ở Belarus, 3 năm liền em không được về nhà vì trong suất học bổng không có khoản phí tiền máy bay về nghỉ Tết. Nhiều lúc em nhớ nhà lắm. Những lúc đó, em lại lao đầu vào học để vượt qua” - Thủy tâm sự.
Trở về quê sau ba năm với tấm bằng thạc sĩ Toán học, Thủy suy nghĩ rất nhiều về việc kiếm việc làm hay đi học tiếp. Hiểu nỗi lòng con, ông Giáo động viên: “Nếu có điều kiện con cứ thực hiện ước mơ của mình. Ba mẹ bây giờ cũng đã đỡ vất vả hơn trước, anh chị đã ra trường có việc làm ổn định, ba mẹ chỉ còn lo cho em út học đại học nữa thôi”. Thủy rớm nước mắt nghe ba tâm tư. Em xác định, chỉ có cách học tiếp mới thực hiện hoài bão của mình, dù trước mắt sẽ phải chịu nhiều gian khó...